0966.867.186

16. Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer retention)

Như đã chia sẻ ở trên, có rất ít những người làm Content Marketing chọn cách tạo ra nội dung với mục đích nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Lượng khách truy cập mới đương nhiên là quan trọng. Nhưng khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp của bạn cũng quan trọng không kém. Bạn có thể nhìn lại số lượng người dùng quay lại để biết được những nội dung nào đang thật sự cuốn hút họ.

Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer retention)

Tỷ lệ duy trì khách hàng (nguồn: bizfly.vn)

Để có nhiều người dùng quay trở lại, hãy luôn gắn bó với khán giả của bạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn nên trả lời tất cả các bình luận, tham khảo ý tưởng làm blog trong tương lai từ chính khách hàng của mình và chấp nhận ý kiến đóng góp của khách.
Trong khi lượng khách hàng đang được giữ lại phụ thuộc vào nội dung của bạn là gì và cách mở rộng nội dung blog đó ra sao thì tỷ lệ duy trì khách hàng tăng lên là một dấu hiệu tốt để biết rằng bạn đang đi đúng hướng.

17. Phân bổ nội dung Content Marketing (Content Attribution)

Phân bổ nội dung là một mục rất dễ bị lãng quên khi làm Content Marketing.
Trong bài viết thường được chia thành nhiều phần khác nhau, gồm nội dung bạn muốn truyền tải, quảng cáo Google,… Và họ cũng có thể biết đến bài viết của bạn qua nhiều kênh khác nhau như thấy phần Facebook Ads hay click vào các URL hiển thị trên Google. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi khách hàng biết đến mình qua đâu và nội dung nào khiến họ quan tâm, chọn mua sắm các sản phẩm của bạn.
Phương pháp này được gọi là phân bổ “cái nhìn đầu tiên” được sử dụng bởi hơn 30% người làm marketing.
Bạn có thể dùng mục tuỳ biến dữ liệu Custom Dimension hoặc Content Grouping trong Google Analytics để phân loại, sau đó xem loại nội dung nào thu hút nhiều khách hàng tiềm năng nhất, trang nào người dùng quan tâm nhất…
Bạn có thể sử dụng dữ liệu này để tạo thêm nội dung và điều chỉnh ngay lập tức các mục tiêu ban đầu của mình. Nhưng nếu không có dữ liệu này, bạn chỉ như “thầy bói xem voi” và đoán mò nội dung nào đang hoạt động hiệu quả mà thôi.
Nếu xây dựng một mô hình phân bổ đa chạm để đo lường tỷ lệ phần trăm khách hàng đã truy cập blog hoặc đọc các ưu đãi trong hành trình mua hàng của họ, bạn sẽ hiểu rõ về cách mà Content Marketing ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của khách hàng.

18. Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Costs)

Nhiều chuyên gia cho rằng, chi phí sở hữu khách hàng – Customer Acquisition Costs (CAC) là chỉ số quan trọng duy nhất đối với đội ngũ Content Marketing. Vì lưu lượng truy cập tăng lên là rất tốt, nhưng bạn cần biết tỷ lệ lưu lượng đó chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng/ doanh thu và chi phí cho những khách hàng đó là bao nhiêu.

19. Tổng ROI (Overall Return On Investment – ROI)

ROI – Return On Investment có thể hiểu là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư. Bài toán đặt ra là, bạn có kiếm đủ doanh thu để chi trả cho kinh phí làm marketing hay không?

Công thức tính tổng ROI Content Marketing

Công thức tính tổng ROI

Hãy xem xét tổng chi phí đầu tư cho Content Marketing và tính toán doanh thu được tạo ra từ các nỗ lực này. Nếu con số bạn nhận được là dương, bạn đang đi đúng hướng. Nhưng nếu giảm xuống dưới 0, bạn sẽ cần điều chỉnh kế hoạch Content Marketing của mình như giảm ngân sách hoặc thay đổi chiến lược để trở lại số dương.

Tóm lại, không có bất kỳ chỉ số nào có thể phù hợp cho tất cả. Nhiều đội ngũ làm Content Marketing đặt mục tiêu sản xuất nội dung để thúc đẩy độc giả của họ hành động, có thể là chia sẻ bài viết, đăng ký dịch vụ, tải xuống ebook… Vì thế, bạn có thể thay đổi các chỉ số KPI để phù hợp với chiến dịch của mình.
Nhưng điều quan trọng nhất là, vào cuối ngày hãy tự kiểm tra xem mình đã hoàn thành được mục tiêu hay chưa? Và, thật sự tập trung vào những gì mà bạn giỏi. Nếu thế mạnh của bạn là làm video, hãy chú trọng tạo ra các video truyền tải nội dung, thông điệp. Khách hàng sẽ nhận ra ưu điểm của bạn, yêu thích điều này và đến với bạn.
Ngoài ra, đừng lo lắng nếu chiến dịch Content Marketing của bạn chưa tạo ra kết quả như mong muốn ban đầu. Ít nhất việc theo dõi các chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu khách hàng và biết mình cần phải thay đổi những gì trong thời gian tiếp theo.

Đọc các phần trước của bài viết tại:
Content Marketing – Đo lường là chuyện nhỏ! (Phần 1)

Content Marketing – Đo lường là chuyện nhỏ! (Phần 2)

Content Marketing – Đo lường là chuyện nhỏ! (Phần 3)