0966.867.186

1. Xây dựng website cho công ty xuất nhập khẩu

Nếu khách hàng trong nước có thể tìm đến bạn thông qua các mối quan hệ thì khách hàng xuất nhập khẩu tại nước ngoài chỉ có thể biết đến bạn qua internet. Doanh nghiệp của bạn cần có một kênh thông tin chính thức trên internet – website. Để đối tác dễ dàng truy cập tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ, bạn cần tối ưu website của mình như sau:
- Website phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ quốc tế là tiếng Anh (có thể thêm các ngôn ngữ khác như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hàn,… nếu công ty của bạn cần tập trung vào các thị trường đó).
- Cần thể hiện rõ ràng và chi tiết các thông tin, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của công ty và thông tin liên lạc để khách hàng có thể liên hệ dễ dàng.
- Nổi bật các thông tin về công ty như slogan, tầm nhìn, sứ mệnh, đánh giá của các đối tác tiêu biểu, năng lực đội ngũ nhân viên,…
- Có phần để khách hàng nhập thông tin liên hệ (họ tên, SĐT, email,…của họ)

Website logistics và xuất nhập khẩu (nguồn: xnkbluesky.com)

Website logistics và xuất nhập khẩu (nguồn: xnkbluesky.com)

2. Xây dựng profile giới thiệu doanh nghiệp

Profile giúp khách hàng trong và ngoài nước có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp xuất nhập khẩu của bạn, vì vậy nó nên được làm song ngữ Anh – Việt. Các thông tin cần có trong profile gồm: 
- Giới thiệu về công ty (tên công ty, logo, địa chỉ, slogan, các hình ảnh nổi bật, các hoạt động và sự kiện tiêu biểu, lĩnh vực kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, đánh giá của các đối tác tiêu biểu, năng lực đội ngũ nhân viên,…).
- Chi tiết các dịch vụ, sản phẩm chủ chốt của công ty.
- Các thị trường chủ chốt của công ty và một số phản hồi của các khách hàng lớn để người đọc tham khảo.
- Thông tin liên hệ: địa chỉ, SĐT công ty, email, các kênh truyền thông khác (fanpage facebook, instagram,…).
Lưu ý: khi gửi profile cho khách hàng nước ngoài nên để định dạng PDF. 

Profile công ty mẫu (nguồn: xnkbluesky.com)

Profile công ty mẫu (nguồn: xnkbluesky.com)

3. Lập tài khoản Google Business

Tạo tài khoản này nhằm xây dựng sự tin tưởng của khách hàng khi tìm kiếm công ty của bạn trên Google.
Bạn cần cập nhật đầy đủ thông tin về công ty như thời gian làm việc, SĐT, website, dịch vụ và sản phẩm đang kinh doanh,…Bạn cũng nên cài đặt ngôn ngữ là tiếng Anh để phục vụ các khách hàng nước ngoài – đối tượng khách hàng xuất nhập khẩu chủ yếu.

Đăng ký tài khoản Google Business

Đăng ký tài khoản Google Business

4. Tiến hành quảng bá công ty

Chuẩn bị xong xuôi, bây giờ bạn hãy tìm cách quảng bá công ty xuất nhập khẩu của mình để nhiều người biết đến hơn. Khi đối tác tìm kiếm thông tin trên internet thì khả năng hiển thị thương hiệu của bạn sẽ cao hơn. Ngoài ra khách hàng cũng có thể đánh giá tổng quan về sự chuyên nghiệp của công ty, từ đó làm tăng sự tin tưởng doanh nghiệp của bạn (và tăng khả năng chốt sale!). 

Bạn có thể tiến hành “chào hàng” công ty của mình qua các gợi ý sau đây:
- Tìm kiếm khách hàng qua các trang mạng xã hội: Facebook, LinkedIn, Instagram, Youtube,…
- Đăng thông tin công ty lên các website thương mại điện tử B2B.
- Tìm kiếm KH từ các kho thông tin doanh nghiệp:
   + Trang web của các đơn vị tổ chức hội chợ
   + Mua dữ liệu từ hải quan
   + Các cổng thông tin thị trường nước ngoài
   + Thông tin từ doanh bạ doanh nghiệp các nước
   + V..v..
- Tự nghiên cứu thị trường.

Trên đây là hướng dẫn xây dựng lộ trình thu hút khách hàng xuất nhập khẩu: cần chuẩn bị những gì và làm những gì. Hy vọng bài viết có thể "dẫn đường" giúp bạn tìm đến những khách hàng tiềm năng, chất lượng. 
Nhưng doanh nghiệp xuất nhập khẩu của bạn chưa có website? Hoặc website chưa đáp ứng các yêu cầu để tìm kiếm khách hàng quốc tế? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại:
ANDIN JSC - THIẾT KẾ PHẦN MỀM, WEBSITE, MARKETING ONLINE