Marketing số và Digital Marketing có khác nhau không ? Lý do nhiều người đang cảm thấy khó hiểu khi nghĩ đến khái niệm về Marketing !
Để hiểu được Marketing số và Digital Marketing có khác nhau không, trước tiên chúng ta cần hiểu được bản chất của marketing là gì ?
Marketing là tiếp thị – Một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng. Và marketing gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.
Marketing là gì ?
Vậy Marketing số và Digital Marketing là gì ?
Điều này thực ra không khó để nhận ra, ‘’Digital’’ có nghĩa gì? Trong tiếng anh, ‘’Digital’’ được hiểu là kỹ thuật số. Kỹ thuật số có thể biết đến với các hình thức đơn giản lưu trữ (nhạc số, ảnh số, phim số) đến những phương tiện truyền thông phức tạp như internet, điện thoại di động.Như vậy, digital marketing được hiểu một cách ngắn gọn là hoạt động marketing dựa trên các phương tiện kỹ thuật số ( như TV, moblie, Internet, biển quảng cáo điện tử…).
Bên cạnh đó, người ta đưa ra rất nhiều định nghĩa về Marketing số và Digital Marketing mà người học có thể tìm thấy chúng thông qua các tài liệu có trên Internet hoặc các giáo trình của các trường đại học. Sau đây là một số định nghĩa mà ta có thể tham khảo ví dụ như:
“Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association
“Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lí” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.
“Digital Marketing là việc quản lí và thực hiện các hoạt động marketing bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử như website, email, iTV, các phương tiện không dây kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.” – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing
“Digital Marketing đề cập đến nhiều lĩnh vực rộng hơn so với marketing truyền thống, chúng tiếp cận người dùng theo phong cách kĩ thuật số” – Wikipedia.
Nghe có vẻ khó hiểu, tuy nhiên ta chỉ cần nhớ đến những đặc trưng nổi bật của digital marketing đó là sử dụng phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số và tương tác được với khách hàng.
Marketing số và Digital Marketing có khác nhau không ?
Ngoài ra thì chúng ta còn có khái niệm khác như Online Marketing, cùng tìm hiểu qua xem khái niệm này là gì nhé:
Online marketing hay E mareketing là một cụm từ có nghĩa là sử dụng internet vào việc truyền tải và phát tán thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm. Online marketing dịch ra tiếng Việt là marketing trực tuyến.
Online marketing chỉ là một cụm từ được quen dùng tại Việt Nam, còn ở nước ngoài chỉ đề cập đến online advertising (quảng cáo trực tuyến). Đôi khi người ta thường dùng chữ Internet marketing hoặc E-marketing để chỉ hình thức này. Ngoài ra, người ta lại kết hợp kênh truyền thông với chữ marketing như: web marketing, email marketing, Social marketing… nhưng đều nằm trong phạm vi của online marketing.
Internet/Online Marketing là một phần của Digital Marketing, là các phương thức tiếp thị Marketing trên internet bao gồm các phương tiện và các công cụ có thể sử dụng Internet và có thể truyền tải thông điệp giữa con người với nhau. Hình thức marketing này có thể bao gồm những cách thức sau:
- SEO – SEM: quảng cáo trên Google Adwords /Bing Ads và tối ưu hóa website để đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm.
- Mobile Marketing: quảng cáo thông qua điện thoại di động bao gồm việc tối ưu hóa trang web để hiển thị tốt hơn, quảng cáo push trong các ứng dụng hay trò chơi.
- Email Marketing: quảng cáo bằng cách gửi email tới các khách hàng có trong danh sách và giới thiệu với họ về dịch vụ, sản phẩm hay cập nhật tin tức.
- Content Marketing: phương pháp quảng cáo bằng cách tạo ra hoặc đăng tải những nội dung có khả năng tạo tương tác tốt với người dùng và qua đó gia tăng traffic, pageviews.
- Social Marketing: quảng cáo thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn và phát triển các fanpages để gia tăng sự nhận biết thương hiệu.
- CPM – CPC – CPA: quảng cáo thông qua các networks cung cấp dịch vụ CPM/CPC/CPA bằng cách đăng tải các banners trên các website trong hệ thống của họ.
Sự phân biệt giữa các hình thức thực sự là không cần thiết. Vấn đề vẫn nằm ở khách hàng. Họ ở đâu ta truyền thông ở đó, để tiếp cận được nhiều khách hàng với chi phí lớn nhất. Tại các công ty công nghệ nổi tiếng đang áp dụng một thuật ngữ là growth hacking. Theo như ghi nhận từ hoạt động này, growth hacking như là một hình thức tương tự như digital marketing nhưng nó thiên về việc tăng trưởng khách hàng sử dụng.
Nếu chưa tìm được đơn vị Marketing nào phù hợp, hãy liên lạc ngay với ANDIN JSC để được tư vấn các giải pháp, kế hoạch, chiến lược tốt nhất để nâng tầm phát triển thương hiệu Doanh nghiệp của bạn !