0966.867.186

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn 8 mẹo với Web Navigation giúp bạn tối ưu trong thiết kế website.

1. Lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation

Trước khi bạn viết nội dung cho Website của mình. Hãy lên kế hoạch cho Page Structure (cấu trúc trang) và Web Navigation là gì trước. Đây là một bước quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách vào website sau này.

Lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation

Lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation

Để tạo cấu trúc trang và Navigation Web. Bạn có thể dùng cách thủ công hoặc dùng trình tạo sơ đồ trang web để tạo mô hình một cách nhanh chóng hơn. Có nhiều chương trình tạo mà bạn có thể chọn lựa, ví dụ như GlooMaps Octopus, VisualSitemaps, Creately...

2. Tuân theo các tiêu chuẩn Navigation Web

Đừng cố gắng tạo ra điều gì quá khác biệt. Phải biết Web Navigation là gì và chú trọng khả năng sử dụng chứ không phải là tính sáng tạo. Các tiêu chuẩn thông thường như vị trí đặt Menu, dấu hiệu mở rộng Menu nên được tuân theo. 

Ví dụ: Ba sọc ngang ☰ (hoặc ba chấm, chữ V) là tiêu chuẩn xác định một Menu mở rộng. Nếu bạn áp dụng cho Website của mình thì nên giữ chúng như cũ để khách dễ dàng nhận biết.

3. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu

Thay vì dùng những từ ngữ quá chuyên ngành hay khó hiểu. Hãy đặt mình vào vị trí là người lần đầu tiên vào website để tìm ra cách dùng từ ngữ thích hợp.

Mẹo này không những giữ khách lại lâu hơn mà nó còn giúp ích cho quá trình SEO của bạn. Hãy đảm bảo trang của bạn thể hiện được kết quả cho những câu hỏi và những câu hỏi người dùng thường tìm kiếm trên Google.

4. Tận dụng Footer Menu

Khách truy cập cuộn đến cuối trang web là những người có dấu hiệu muốn tương tác nhiều hơn với website của bạn. Hãy tận dụng không gian trống cuối mỗi trang để đặt những nội dung có giá trị.

Footer Menu

Footer Menu

5. Sử dụng Responsive Menu

Responsive Menu có khả năng thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ màn hình của thiết bị. Các Font chữ sẽ không bị nhảy lung tung hoặc menu bị sắp xếp lộn xộn chèn ép trong khung hình. Sự thay đổi nhanh của Responsive Menu sẽ đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

6. Sử dụng màu và khoảng trắng để tách Navigation ra các phần tử trang khác

Sử dụng màu sắc, Font chữ khác biệt và khoảng trắng để tách Menu khỏi nội dung chính và thanh phụ của bạn. Hãy phân chia rõ ràng khu vực của Web Navigation là gì để khách hàng dễ dàng nhận ra.

7. Hạn chế sử dụng Menu thả xuống

Ngoại trừ trường hợp trang Web của bạn có quá nhiều trang mang các tính chất khác nhau, hãy hạn chế dùng Menu thả xuống. Khi người dùng nhìn thấy một liên kết trong Menu, họ sẽ mặc định là nó có thể nhấp được. Vì thế để tránh nhầm lẫn, hãy giảm bớt số lượng Menu thả xuống.

Menu thả xuống

Menu thả xuống

Việc có quá nhiều đường Link trên thanh Menu chính có thể gây nên tác động tiêu cực đến người dùng. Triển khai menu thả xuống lúc này sẽ là một phương án tốt để thanh menu không bị rối mắt. Tuy nhiên hãy nhớ đừng quá lạm dụng chúng nhé.

8. Cấu trúc Navigation Bar đơn giản

Nếu bạn muốn giúp khách truy cập khám phá tất cả các trang trên website của mình dễ dàng, hãy duy trì cấu trúc điều hướng càng đơn giản càng tốt. Bạn cần đảm bảo rằng các danh mục quan trọng được liên kết đến home page trước tiên. Sau đó mới đặt các liên kết nhỏ hơn trong mục phụ.

Kết luận

Bài viết này đã đưa đến cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn về Web Navigation là gì và các mẹo khi xây dựng Navigation Web. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn!

Xem thêm: Những điều cần biết về Web Navigation  

ANDIN JSC cung cấp Giải pháp công nghệ toàn diện: Thiết kế phần mềm, Website, Marketing Online, Domain, VPS, Hosting
Hotline: 0865 782 772 (Ms Ngọc)
Fanpage: Công ty Cổ phần Thương mại Andin