0966.867.186

Tổng kết hoạt động ngành logistics toàn cầu năm 2021 và xu hướng 2022

Bước đầu tiên để xây dựng chiến lược marketing logistics là tìm hiểu thị trường đang có biến động ra sao, xu hướng cho thời gian tiếp theo sẽ như thế nào.

Trong gần 2 năm vừa qua, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều quốc gia đi vào suy thoái. Tuy nhiên sự suy giảm này không ảnh hưởng quá tiêu cực đến logistic do mức tiêu thụ hàng hóa (trong đó có các hàng hóa thiết yếu) – đi kèm với các dịch vụ logistic – vẫn gia tăng. Khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, nhu cầu giao thương tăng mạnh, Việt Nam với lợi thế từ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) vẫn duy trì hoạt động xuất nhập khẩu tương đối ổn định. 

Hơn nữa, theo Báo cáo Thị trường Logistics Việt Nam 2021, vận tải đường sắt và đường biển tăng lần lượt 10% và 3,6% ngược lại vận chuyển đường thủy nội địa, đường bộ và đường hàng không giảm lần lượt 1%, 7,4% và 9,7%.

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2021

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2021

Như vậy, logistics là ngành nghề của tương lai, có tiềm năng tăng trưởng rất lớn nếu như biết tận dụng cơ hội, thích nghi, thay đổi theo hướng tập trung nhiều hơn vào các phân khúc “hot” như vận tải đa phương thức, logistics thương mại điện tử, logistics chuỗi lạnh,…

5 chiến lược Marketing Logistics hiệu quả

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp có 2 nhóm khách hàng đối tượng chính: 
- Khách hàng lẻ (chủ yếu là người dân bình thường).
- Khách hàng doanh nghiệp.
Bước đầu tiên của chiến lược marketing logistics là xác định rõ đối tượng mình hướng đến là ai. Từ đó, bạn mới có thể xây dựng một kế hoạch phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng của mình. 
Lưu ý, hãy phân bổ ngân sách hợp lý: nếu khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp thì bạn không cần phải thực hiện marketing hướng tới khách hàng lẻ và ngược lại. Phân bổ ngân sách hợp lý cho từng nhóm đối tượng cụ thể sẽ giúp công ty của bạn có chiến lược marketing thật sự hiệu quả. 

Marketing Logistics: Xác định khách hàng mục tiêu (nguồn: bizfly.vn)

Xác định khách hàng mục tiêu (nguồn: bizfly.vn)

2. Giám sát đối thủ cạnh tranh

Nên nhớ, bạn không phải là doanh nghiệp duy nhất kinh doanh dịch vụ logistics. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh lớn của bạn ĐÃ và ĐANG làm điều tương tự. Nếu theo dõi sát sao hành động, kế hoạch họ đang làm, công ty sẽ có thêm kinh nghiệm, tạo ra kế hoạch marketing logistics độc đáo và nổi bật so với các đơn vị khác. Vậy theo dõi như thế nào? Thường xuyên ghé thăm trang web, fanpage của đối thủ; quan sát sự hiện diện trực tuyến của họ, thậm chí đăng kí nhận email từ đối thủ để biết họ đang làm gì, từ đó học hỏi, khắc phục khuyết điểm, rút ra bài học cho doanh nghiệp của mình.

3. Kiến tạo thương hiệu

Khách hàng mục tiêu của bạn có vô số lựa chọn trong hàng ngàn hàng vạn công ty logistics. Kế hoạch marketing logistics của bạn cần thuyết phục họ chọn mình, thay vì những công ty tương tự - nghĩa là kết nối khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp của bạn. Thương hiệu giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt, đồng thời tạo bộ mặt thiện cảm cho công ty, dễ nhận biết và dễ nhớ. Xây dựng thương hiệu gồm nhiều yếu tố: thiết kế logo, chọn màu sắc, phông chữ, chọn slogan, thiết lập cá tính qua từng nội dung của công ty trên các nền tảng trực tuyến (mạng xã hội, website,…). Tạo hình ảnh phải nhất quán để khách hàng dễ nhớ, dễ phân biệt. 

Kiến tạo thương hiệu (nguồn: subiz.com.vn)

Kiến tạo thương hiệu (nguồn: subiz.com.vn)

4. Email Marketing

Đây là chiến lược có hiệu quả cao trong marketing logistics. Bên cạnh gửi thông báo bán hàng và duy trì quan hệ với khách hàng mục tiêu, email còn giúp bạn gửi quảng cáo, kêu gọi hành động hoặc gửi tin tức. Để tránh spam, bạn cần phải viết email một cách thông minh, cẩn thận: 
- Đặt tiêu đề cho từng lá thư cụ thể sao cho khách hàng thấy thông tin này hữu ích, thú vị.
- Cá nhân hóa thư từ để người đọc cảm thấy bạn đang viết riêng cho họ.
- Nên gửi email kèm sách điện tử liên quan đến công ty của mình.

Email Marketing (nguồn: amis.misa.vn)

Email Marketing (nguồn: amis.misa.vn)

5. Xây dựng trang web

Không chỉ logistics, khi muốn tìm hiểu những thông tin uy tín về sản phẩm, khách hàng thường lên internet tìm kiếm. Họ sẽ đọc và phân tích từng ưu, nhược điểm, đánh giá khách quan của những người dùng khác,v.v.. Tức là, website chuyên nghiệp, nội dung bài bản, giao diện ưa nhìn có thể là bước tương tác đầu tiên của bạn với khách hàng mục tiêu. Một trang web có nền tảng vững chắc sẽ cung cấp trải nghiệm mượt mà, trực quan sinh động và tuổi thọ dài nhất có thể, hỗ trợ mọi đối tượng khi truy cập. Website thường là nơi cung cấp thông tin, các dịch vụ; sản phẩm cơ bản và các nội dung hữu ích khác của doanh nghiệp. 
Website – yếu tố cần và đủ để hỗ trợ doanh nghiệp kiến tạo thương hiệu, củng cố hình ảnh mà bạn đang xây dựng.

Xây dựng trang web (nguồn: courses.funix.edu.vn)

Xây dựng trang web (nguồn: courses.funix.edu.vn)

Tóm lại, logistics là một "mỏ vàng" dành cho những doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội và có chiến lược marketing hiệu quả, bài bản, độc đáo. Vì vậy, hãy bắt đầu xây dựng kế hoạch marketing ngay từ hôm nay để giúp doanh nghiệp của mình phát triển bền vững.
Bạn vẫn đang đau đầu trong việc giải quyết bài toán xây dựng thương hiệu bởi chưa có trang web hoặc website của mình chưa đủ bài bản, ưa nhìn, thể hiện hình ảnh công ty? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu nhé!

Đón đọc thêm các bài viết của chúng tôi tại: 
MINHHIEN SOLUTIONS GIẢI PHÁP CNTT DÀNH CHO DOANH NGHIỆP