0966.867.186

TRUSTRANK LÀ GÌ? CÁCH TĂNG ĐỘ TRUST CHO WEBSITE HIỆU QUẢ 

TrustRank là gì?

TrustRank (còn được hiểu là Authority) là độ tin cậy của một website đối với công cụ tìm kiếm. Website có TrustRank cao phải là website tuân thủ các tiêu chí mà công cụ tìm kiếm đánh giá. TrustRank càng cao thì khả năng website của bạn được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm càng lớn.

Tìm hiểu TrustRank là gì?

Các bạn có thể hình dung TrustRank giống như một chiếc khiên chắn để bảo vệ website hạn chế khỏi tình trạng bị đối thủ chơi xấu, bắn backlink bẩn. Trong nhiều trường hợp, có thể bạn bị đối thủ chơi xấu nhưng Google Search Console không kịp gửi thông báo đến bạn thì trang web của bạn đã bị đánh sập rồi.

Thông qua TrustRank Google sẽ đánh giá hiện trạng của website, phân tích backlinks, loại bỏ các website spam với mục tiêu là nâng cao thứ hạng cao cho website đáp ứng được các tiêu chí.

Các yếu tố ảnh hưởng đến TrustRank

Để tối ưu công cụ tìm kiếm nhằm tăng TrustRank, người làm SEO cần chú ý các yếu tố sau đây:

  • Tuổi thọ tên miền (Domain): Tên miền tồn tại lâu, được nhắc đến ở nhiều nơi và website hoạt động tốt nên độ tin cậy theo đó cũng cao.
  • Domain phát triển tự nhiên: Domain không bị spam, chưa từng bị phạt từ Google sẽ có TrustRank cao hơn.
  • Backlink: Backlink vẫn luôn là yếu tố quan trọng để xếp hạng website, đánh giá độ tin cậy cũng không ngoại lệ. Nên ngay khi bắt đầu xây dựng website, bạn nên xây dựng thông qua các site có PR cao, các tên miền có đuôi .edu, .gov, .org.
  • Lỗi 404: Lỗi 404 của website đồng nghĩa độ Trust thấp và ngược lại.
  • Hạn chế External link: Khi đặt quá nhiều External Link – liên kết với một trang web ngoài, khi đó bạn đang chuyển dòng chảy sức mạnh pagerank của mình sang website của người khác. Vì vậy, cần hạn chế tỷ lệ đặt External Link trong bài viết.

Cách tăng điểm TrustRank cho website

1. Brand Domain

Đây là tên miền và tên thương hiệu của bạn. Ví dụ bạn đang kinh doanh “dịch vụ SEO” thì bạn có thể đặt tên domain cho website của mình là “minhhienn.com.vn”.

Cách lấy tên thương hiệu hay dịch vụ của mình để đặt cho tên domain sẽ  giúp cho từ khóa của bạn thuận lợi hơn trong việc SEO.

Domain thương hiệu

Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách SEO chuẩn thì rất dễ bị Google phạt và cho dù các yếu tố khác của bạn đạt chuẩn thì vẫn rất khó để có thể lên top bền vững.

2. About Page

Đây là trang giới thiệu về công ty giúp người dùng có thêm thông tin và tin tưởng hơn về công ty của bạn. Vậy nên, bạn hãy đầu tư nội dung cho trang giới thiệu của công ty mình, bạn cung cấp càng nhiều thông tin thì Google càng đánh giá cao.

Các mục bạn có thể tham khảo triển khai trong phần này như:

  • Lịch sử công ty
  • Giá trị cốt lõi
  • Sứ mệnh công ty
  • Tầm nhìn 5 năm

3. Contact Page

Đây là trang cung cấp các thông tin liên hệ của công ty bạn cho khách hàng khi có nhu cầu liên hệ hoặc tìm hiểu thêm về công ty ở những nền tảng khác.

Các thông tin ở phần này thường có:

  • Tên công ty
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ
  • Email

Xem tiếp: Cách tăng độ trust cho website hiệu quả